Về nguồn gốc bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh Lĩnh Vực Ăn Uống

Chia sẻ nhiều địa điểm an uống - vui chơi giải trí hấp dẫn khi đi du lịch
Nơi chia sẻ và đánh giá địa điểm, với hàng ngàn địa điểm về ẩm thực, giải trí

Về nguồn gốc bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh

Bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh



Từ xưa đến nay, tính sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực nước ta, đặc biệt là tại Tây Ninh, không thể không kể đến các món ăn có liên quan đến “cuốn với bánh tráng” như Bánh tráng cuốn thịt luộc, Chả giò, Gỏi cuốn,... Chỉ với các nguyên liệu quen thuộc của địa phương nhưng khi kết hợp và "cuốn" lại với nhau sẽ tạo ra một món ăn có hương vị tổng hợp rất khoái khẩu. Tùy vào sự thay đổi thành phần nhân cuốn mà sẽ mang lại các món ăn hấp dẫn khác nhau. Và với thành phần quan trong không thể thiếu trong tất cả các món cuốn trên là chiếc bánh tráng cuốn bên ngoài đã tạo nên những món cuốn.

Tìm hiểu về nguồn gốc bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh
Bánh tráng cuốn Tây Ninh



Có giả thuyết cho rằng bánh tráng xuất hiện vào thời nhà Trần (theo bài “Bánh tráng có từ thời nào”_Ngoc Xuân), được nhân dân sáng tạo ra với ý nghĩa là một lá bùa chữa bệnh. Để chữa bệnh, cần phải cuốn bánh tráng với thực phẩm trước khi dùng. Điều này dựa trên cở sở một số nơi vẫn còn giữ truyền thống vạch 5 vạch ngang và 4 vạch dọc khi làm bánh tráng gọi là bùa “ tứ tung ngũ hoành”. Ngày nay bánh tráng đã phổ biến khắp Việt Nam được dùng trong nhiều món ăn thông thường chứ không còn mang ý nghĩa trên.

Nguyên liệu làm bánh tráng là bột gạo hoặc bột mỳ được tráng mỏng. Bánh tráng lạt (hay bánh tráng mặn) đúng tiêu chuẩn thường có màu trắng trong, vị hơi mặn, dù khô nhưng vẫn dai, dẽo, không có vị chua và có hương thơm của gạo và bột mỳ. Những món cuốn dùng bánh tráng lạt có rất nhiều và phổ biến. Các món này có đặc điểm chung là rất dân dã thường dùng kèm với bún và nhiều loại rau như: bánh tráng cuốn các loại cá hấp hoặc nướng, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn mắm thái, cuốn hải sản, gỏi cuốn, bì cuốn, bò bía…

Ngoài ra bánh tráng là thành phần không thể thiếu trong một món ăn đặc trưng của Việt Nam là món Chả Giò. Trong món chả giò bánh tráng sau khi đã cuốn với nhân sẽ được chiên vàng. Khi dùng vỏ bánh tráng rất giòn và hấp dẫn. Chả giò không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn là một trong những món ngon của Việt Nam được thế giới biết đến.

Tại Trảng Bàng Tây Ninh còn có bánh tráng phơi sương Trảng Bàng rất nổi tiếng. Bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh sau khi phơi khô sẽ được nướng phồng lên rồi phơi lại dưới sương sớm giúp bánh mềm và dẽo lại. Món Bánh tráng phơi sương được cuốn với thịt luộc hoặc có thể chỉ chấm muối ớt Tây Ninh là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng.

Ngoài bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh lạt kể trên. Bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh còn có lọai ngọt như bánh tráng mè, bánh tráng dừa. Bánh tráng ngọt thường có màu nâu hoặc trắng sữa bên trên được rắc mè . Bánh tráng ngọt được sử dụng trong các dịp cúng đình chùa hoặc lễ hội. Đây là một sản phẩm mang giá trị truyền thống.

Quy trình sản xuất một trong những loại bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh
Ngâm: Nước sẽ ngấm vào hạt gạo, làm giảm liên kết giữa các sợi tinh bột trong gạo, khiến các sợi này cách xa ra và linh động hơn. Điều này được thể hiện qua sự trương phồng và mề đi của hạt gạo. Như vậy quá trình xay gạo sẽ dễ nghiền mịn, và hiệu suất tinh bột thu được sẽ cao. Thời gian ngâm 4 – 6 giờ tùy nhiệt độ ngâm, nhiệt độ ngâm càng cào thì càng rút ngắn thời gian ngâm
Xay: Dưới tác dụng của lực cơ học gạo sẽ được nghiền mịn và giải phóng các hạt tinh bột ra khỏi vỏ tế bào. Trong quá trình xay, nước sẽ được bổ sung vừa đủ cho giai đoạn tráng bánh sau này, thông thường tỉ lệ này là 1:1
Lọc: Sau khi xay, dịch bột có thể lẫn nhiều tạo chất, điều này gây khó khăn cho quá trình tráng bánh, làm bề mặt bánh kém mịn giảm giá trị cảm quan nên dịch bột cần phải được lọc kỹ trước khi bổ sung muối.
Bổ sung muối: Muối được bổ sung một lượng nhỏ vào bột bánh tráng có hai tác dụng : Những ion Na+ của muối sẽ giúp tinh bột bánh tăng khả năng giữ nước do tạo thêm nhiều “ nhánh” Na+ liên kết với OH- của nước, việc giữ nước sẽ giúp bánh tăng độ dẽo tránh bị nứt gãy sau khi phơi khô. Ngoài ra muối còn tạo vị hơi mặn đặc trưng cho bánh và góp phần ức chế vi sinh vật.
Tráng bánh: bánh được tráng trên mặt vải, mặt vải được căng thẳng trên một nồi nước được nấu sôi. Khi tráng bánh sẽ có hai quá trình xảy ra cùng lúc. Thứ nhất hạt tinh bột hút nước, trương nở và hồ hóa, do tính chất của tinh bột gạo khi hồ hóa tinh bột sẽ chuyển dần từ đục sang trong. Thời gian gia nhiệt càng lâu bánh sẽ tăng độ trong và nhưng sẽ giảm dần độ dai. Quá trình thứ hai các sợi tinh bột tự do, dưới tác dụng của nhiệt và lực cơ học sẽ được định hình lại theo dạng đan xen với nhau theo dạng lưới tạo cấu trúc màng của bánh tráng.
Phơi: Bánh sau khi tráng sẽ được khéo léo lấy ra và trải lên giàn phơi. Bánh được phơi trên giàn khoảng giờ. Quá trình phơi sẽ lấy bớt nước của bánh giúp định hình bánh do các phân tử mặt ngoài của bánh tráng mất nước chuyển một phần sang dạng tinh thể làm bề mặt bánh cứng lại. Quá trình phơi còn giảm độ hoạt động của nước xuống thấp ức chế các loại vi sinh vật phát triển.
Thị trường tiêu thụ của bánh tráng ngày càng mở rộng, không những trong nước mà cả quốc tế.